Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong nêm nếm thức ăn. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc ăn quá nhiều muối làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, làm cho bệnh tiến triển xấu hơn và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc lý giải cho câu hỏi “vì sao tiểu đường không nên ăn mặn”.

Thói quen ăn mặn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và huyết áp
1. Thừa muối tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các chuyên gia đều khẳng định, ăn muối không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, giữ nước, tay chân phù nề và tăng cân. Bên cạnh đó, dung nạp muối quá nhiều sẽ làm tế bào giảm với độ nhạy của insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin khiến insulin  hoạt động không hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây gây ra bệnh tiểu đường, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì thường dễ bị mắc bệnh huyết áp cao. Vì thế, nếu không được điều trị sớm sẽ kéo theo nhiều bệnh lý khác như đột quỵ, suy thận, phù nề tay chân,...Bởi theo số liệu thống kê từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể hấp thu tăng 2,5g muối thì sẽ  kéo theo nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2 tăng lên tới 65% so với người ăn ít muối.
Ngoài ra, khi cơ thể thừa muối cũng làm gia tăng  nguy cơ ung thư dạ dày, suy thận. Do đó, trong chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần cắt giảm hàm lượng muối xuống mức thấp nhất có thể.

Việc sử dụng quá nhiều muối trong các món ăn hằng ngày gây ra nhiều hệ lụy đến sức khoẻ
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi sử dụng nhiều muối
Muối là loại gia vị có công dụng làm tăng hương vị cho món ăn và còn nhiều tác dụng quan trọng đối với cơ thể  khác nếu được sử dụng với hàm lượng hợp lý và đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng hay có thói quen ăn nhiều muối hơn so với nhu cầu cơ thể, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt.
Bởi khi bạn ăn quá mặn hoặc ăn những thức ăn có chứa nhiều muối thì một lượng lớn natri trong muối sẽ được cơ thể hấp thu vào, khiến cho hàm lượng natri trong máu luôn luôn cao. Lúc này,  thận sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường để lọc máu và đào thải độc tố tích tụ. Mặt khác do hàm lượng natri trong máu quá lớn, khiến thận không thể hoạt động hết hiệu suất, điều này sẽ khiến áp lực thẩm thấu tăng nhanh và cơ thể phải bổ sung hàm lượng nước lớn để duy trì trạng thái dung hòa này. Mà việc bổ sung nước khiến tăng dung lượng máu và tạo áp lực lớn lên thành mạch máu, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ  các bệnh về tim mạch. Thế nên, chế độ ăn mặn hay ăn quá nhiều muối thường không được khuyến khích.
Không chỉ có vậy, ăn mặn còn làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh của những người đang mắc các bệnh về tim mạch. Bởi, ăn mặn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp, mà  tăng huyết áp là căn bệnh được xem là “sát  thủ thầm lặng” tồn tại trong mỗi cơ thể con người,  là yếu tố chính gây nên bệnh về suy thận, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, xuất huyết não, tắc mạch máu não,...

Ăn mặn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và suy thận
Đối với trường hợp ở bệnh nhân bị suy tim, nhồi máu cơ tim, ngoài các biểu hiện lâm sàng như mệt mỏi, khó thở, ho, nhịp tim nhanh, còn xuất hiện một số biểu hiện khác như  phù nề toàn thân. cơ thể tích nước, mặt sưng phù nước,.... Do đó, hạn chế dung nạp muối là cách bảo vệ hệ tim mạch hữu hiệu.
Với những tác hại đã kể trên, thì việc làm tốt nhất bạn nên làm đó là duy trì chế độ ăn lành mạnh hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều gia vị.
3. Vậy sử dụng hàm lượng muối thế nào phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Vậy người bệnh tiểu đường nên sử dụng bao nhiêu muối là đủ? Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải nắm rõ lượng muối nạp vào cơ thể theo từng độ tuổi đã được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo như sau:
Trẻ em dưới 1 tuổi: 1g muối/ ngày. Tuy nhiên,  đối với trẻ em dưới 1 tuổi, không cần bổ sung muối vào khẩu phần ăn, vì trên thực tế trong một số loại đồ ăn của trẻ đã chứa một lượng muối nhất định.
Trẻ em từ 1-3 tuổi: Khoảng 2-3g/ ngày.
Trẻ em từ 7 tuổi trở lên: Có thể ăn lượng muối như người lớn là  4-5g/ ngày.
Đối với người lớn: 5g muối/ ngày, tuyệt đối không vượt quá 6g/ng
Đặc biệt đối với trẻ sinh non, chức năng của thận thường kém hơn, do đó với độ tuổi này tốt nhất là hạn chế sử dụng muối càng lâu càng tốt, hoặc sử dụng với hàm lượng ít hơn những trẻ sinh đủ ngày khác. 

Cách ước lượng 5g muối trong các loại gia vị chứa nhiều muối
Còn đối với người bệnh tiểu đường thì các chuyên gia đều khuyến cáo không vượt quá 6g/ ngày. Bởi theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia,  trong 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối cơ thể cần đối với một người trưởng thành. Mặt khác, do nội mạc mạch máu của bệnh nhân tiểu đường  nhạy cảm với muối hơn so với người bình thường, nên khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp cũng cao hơn. Vì thế, người bệnh tiểu đường  nên hạn chế muối và chỉ nên tiêu thụ dưới 2.300mg natri /ngày ( tương đương với dưới 6g muối). Nếu người bệnh giảm được lượng muối chỉ còn khoảng 1.500 mg natri /ngày thì sẽ làm tăng khả năng hạ huyết áp trong một số trường hợp.
Để tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường thì ngoài việc giảm hàm lượng muối trong khẩu phần ăn, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, cần hình thành thói quen kiểm tra sức khỏe đường huyết thường xuyên, nếu có triệu chứng bất thường cần liên hệ ngay cơ sở y tế có chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Một số cách giảm lượng muối
Cần làm gì để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn:
Hạn chế sử dụng những thức ăn nhanh chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng,xúc xích, đồ hộp, khoai tây chiên,...Do đây là những món ăn công nghiệp có lượng muối khá cao.
Hạn chế sử dụng gia vị chấm trong bữa ăn như muối, nước mắm, thay vào đó có thể sử dụng nước tương nhạt hoặc pha loãng nước chấm và chấm ít. 
Để kiểm soát hàm lượng muối thì bạn nên tự nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn ở ngoài. 
Hình thành cho mình thói quen ăn nhạt.
Thay đổi cách chế biến từ món xào thành các món luộc, hấp và ăn thanh đạm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế ngay từ bây giờ bạn và gia đình hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học lành mạnh và thay đổi những thói quen có hại để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. 
Hy vọng những thông tin ở trên, phần nào đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “vì sao người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều muối”. Bạn còn lo lắng hay có câu hỏi nào liên quan đến chuyên mục trên hãy để lại bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Theo https://asiasuckhoevang.vn/